Nhân chuyện xét xử Lê Đình Lượng tới đây

 

Nói cũng nói nhiều rồi, viết cũng viết nhiều rồi. Nhưng có lẽ sẽ phải hạn chế việc nói “nhân đạo” với những trường hợp kiểu như thế này. Mà thay vào đó, tôi xin được nói chính diện hơn, không “nhân nhượng” như trước nữa.

Tôi nói cái chuyện đưa một người phạm tội ra xét xử thì có gì mà cứ phải “rầm rộ” thế nhỉ. Lê Đình Lượng – một giáo dân mang quốc tịch Việt Nam, một người vi phạm pháp luật Việt Nam, xử là đúng và đáng phải xử. Nhưng “lối món” rồi, cứ những kẻ vi phạm pháp luật là người công giáo thì chả cần biết đúng – sai gì, hết giáo xứ này đến giáo xứ khác “kêu gọi thả tự do”, “vô tội”…
Người ta nói cấm có sai, “bao che cái xấu” thì chỉ có cái xấu hơn mới bao che được, “bảo vệ cái tốt” thì chỉ có cái tốt hơn mới bảo vệ được.
Lê Đình Lượng là “một cái xấu”, và ai bao che cho “cái xấu” đó thì chỉ có thể là cái xấu lớn hơn cái xấu của Lê Đình Lượng.

Và sau nhiều vụ việc như thế, tôi mới chợt ngẫm lại nhận định của Đô đốc Page, một tên thực dân cao cấp, viết cho Bộ trưởng Hải quân Pháp ngày 15.12.1859. ông ta viết:

“Những năm đầu mới lên ngôi, vua Tự Đức có một thái độ đối xử khá ân cần với họ (các giáo dân, BK). Nhà vua đã ra lệnh cho các quan lại địa phương có thái độ khoan dung, rộng rãi với họ trong những chuyện làm trái pháp luật, những vụ phạm pháp nhỏ. Nhưng rồi các giáo dân, do các giáo sĩ lãnh đạo ngày càng xấc xược ngạo mạn đến mức độ họ không thèm biết đến cả chính quyền địa phương. Họ công khai nổi loạn, họ tuyên bố người Công giáo không thể vâng lời những kẻ theo một tôn giáo khác…”
.
Thực tế hiện nay cũng kha khá giống như vậy. Phải chăng là có một sự “khoan dung” của pháp luật đối với những vi phạm của người công giáo? Và chính từ sự “khoan dung” đó mà nhiều linh mục, giáo dân “lộng hành”, láo xược, chả coi chính quyền ra gì…. Bực không thể chịu được./.

Nguyễn Lương Thành