MẬU THÂN 1968 VÀ SỰ THẬT "AI LÀ KẺ ĐÃ BỨC TỬ HUẾ"?

 

"Huế là cái gì đó khá đặc biệt với người Việt Nam. Nó không như Sài Gòn. Ở Huế, mọi người dạo bước một cách kiêu kỳ. Khi đó, họ mặc những bộ quần áo đẹp nhất. Và họ tự hào. Huế là Việt Nam."

Một người Việt quay phim cho CBS đã nói. Huế giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của người Việt. Nó là cố đô của Việt Nam, là thành phố lâu đời nhất, ít chịu ảnh hưởng ngoại lai nhất. Và đó là thành phố đẹp nhất đối với cô [người quay phim]. Năm 1966, khi Hòa thượng Thích Trí Quang lãnh đạo Phong trào Biến động [miền Trung] chống lại chế độ của Kỳ để đòi hỏi quyền tự do và một chính phủ dân sự, Huế đã liên kết với các Phật tử vũ trang và gần như đã thành công trong việc hất cẳng các lực lượng của chính quyền tại Vùng I chiến thuật. Kể từ đó chính quyền Sài Gòn đã có một mối hận với Huế. Cơ hội để chính quyền Sài Gòn đè bẹp Huế chỉ đến sau 2 năm.

Sáng 31 tháng 1, Mặt trận Giải phóng Dân tộc [MTGPDT] đã chiếm thành phố với rất ít tổn thất sinh mạng. Cờ MTGPDT đã được kéo lên trên kỳ đài trước Hoàng cung. Phải đến ngày 24 tháng 2, nó mới bị hạ xuống, và thậm chí sau đó chiến sự vẫn diễn ra dữ dội ở một số khu vực của thành phố.

Chỉ khi viên gạch cuối cùng đã nát vụn và bụi đã lắng xuống mới là lúc tuyên bố chiến thắng nhưng đã chẳng còn gì. Cờ đã thay nhưng Huế thì bị tàn phá nặng nề. Người ta ước lượng có tới 3.000 thường dân đã chết, chưa có thống kê chính xác, và khoảng 60.000 cư dân Huế đã trở thành người tị nạn. Sài Gòn đã trả thù.
--
KHI TÔI ĐẾN HUẾ, tôi bị giới hạn chỉ được tác nghiệp ở bờ Nam của sông Hương, nơi chiến sự yên ắng hơn. Cây cầu đã bị MTGPDT đánh sập trong những ngày đầu tiên của trận chiến mà sau đó đã kéo dài gần một tháng. Tôi đã tới bệnh viện. Nó từng một thời là khu phức hợp gồm 30 tòa nhà khá đẹp, rộng rãi, rợp bóng mát, nhưng nay đã bị tàn phá một nửa. Chỉ một khoa còn hoạt động, trong khi cả bệnh viện sẽ rất đông đúc nếu còn nguyên.

Bom đã xẻ đôi mái nhà. Đạn rocket và súng không giật đã đục những cái lỗ lớn, đôi khi tới 10 feet [khoảng 3m], ở hai bên tòa nhà. Tất cả cửa kính bị vỡ vụn bởi những chấn động. Hầu hết mọi bức tường đều lỗ chỗ bởi những vết đạn to bằng đồng xu từ súng máy cỡ nòng 50. Ở khắp mọi nơi đều là đống đổ nát.

Tại sao bệnh viện lại bị đánh mạnh như vậy? Một bác sĩ người Canada đi cùng tôi bắt đầu hỏi những người trong khu vực, một thời từng là bệnh nhân, nhân viên hay người tị nạn đang sống trong đống đổ nát - "Có bất kỳ bệnh nhân VC nào trong bệnh viện không?" Một người đàn ông nói không. Người khác nói một vài. Ước tính lớn nhất là sáu. Tuy nhiên, người phát ngôn quân đội Mỹ tuyên bố rằng bệnh viện là một một sở chỉ huy của VC???

Chúng tôi gặp một người đàn ông trẻ tuổi đang sống tại một trong số ít những tòa nhà không bị phá hủy. Anh là một sinh viên y khoa đã từng học ở đó. Anh ta sợ rời khỏi đó, vì nếu không phải quân nhân Việt Nam Cộng hòa [VNCH], anh có thể bị nhầm là VC. “Tôi nghĩ người Mỹ đã phá hủy quá nhiều chỉ vì vài VC,” anh phiền muộn?!
--
NGÀY HÔM SAU, chúng tôi đã bị đánh thức để dự lễ giương cờ bởi một thủy quân lục chiến trẻ tuổi đang háo hức. Tỉnh trưởng, Đại tá Phan Văn Khoa, đã trở về từ nơi ẩn náu và đang lo ngại khi phải hạ lá cờ của MTGPDT. Ông muốn có một số phóng viên tại đó trong giây phút lịch sử. Thực tế là chúng tôi đã được đưa đi trên chiếc xe jeep của ông ấy.

Ông ta đã tập hợp được một nhóm người tị nạn để xem buổi lễ của mình, hát quốc ca VNCH khi kéo lá cờ lên. Trông họ đứng không vui, hoang mang, trong cơn mưa. Đại tá đã thực hiện một bài phát biểu rất dài trong khi cẩn thận yên vị phía sau một di tích phòng trường hợp có tay súng bắn tỉa qua sông, trong khi chiến sự vẫn tiếp diễn. Lá cờ được kéo lên lưng chừng và biến mất. Có người đã bắn rơi nó xuống.

SAU ĐÓ, tôi đi về phía bắc của thành phố. Tôi đã dành cả ngày trong những đống đổ nát bao phủ một nửa diện tích sáu km vuông của ngôi thành. Chỉ ở góc Đông Bắc thì vẫn còn những tòa nhà nguyên vẹn. Đây là khu dân cư nghèo nhất. Dọc theo con sông trên đường phố chính, Trần Hưng Đạo, những cửa hàng đẹp trông hoang tàn. Bên trong bức tường thành, những ngôi nhà xinh xắn và những ngôi chùa nhỏ đầy màu sắc đã bị san bằng tới ngang tầm mắt. Khoảng 90% khu vực của thành phố bị tàn phá và có thể sẽ bị ủi đi.

Dọc theo bờ sông lính VNCH và lính thủy đánh bộ đang cướp phá các cửa hàng thời trang. Các cửa hàng rượu và máy ảnh là những nơi bị nặng nhất. Tại một nơi, những người lính mang theo cả một chiếc xe tải để giúp họ chở đi đồ cướp được. Quay lại bệnh viện tôi nhận thấy xe cứu thương đã bị lấy đi.

Trong khi xác người đang rữa ra trên mặt đất - tôi đếm được 14 trong khi mắt tôi không thể nhìn họ - lính thủy đánh bộ Mỹ đang liều lĩnh ngược xuôi trên phố trên những chiếc xe máy vớ được mà họ không chắc chắn về cách điều khiển chúng. Trong khu vực khác của thành phố, những xe 4 bánh không thân gắn máy, nhỏ hơn xe jeep, còn gọi là xe 'la' (mule), chở những người tị nạn còn lại chạy trốn.

Những người lính hớp bia La Rue hàng thùng mừng “giải phóng”. Tại một điểm, tôi dò xét một cái xác và hỏi một thủy quân lục chiến rằng đó có phải một VC không. “Tất nhiên”, anh ta trả lời, “Mọi xác chết đều là VC”.

“NHÀ CỦA TÔI ĐÃ BIẾN MẤT”, một người lính Sài Gòn nói. Rất nhiều người lính VNCH đã chiến đấu trở về Huế chỉ để nhìn thấy nhà của mình đã bị phá hủy bởi súng và bom của Mỹ. Từ góc độ quân sự và chính trị, người Mỹ không còn lựa chọn nào khác. Cách thay thế cho việc phá hủy Huế, là để cho MTGPDT giữ nó. Họ [MTGPDT] không thể bị đói - họ đã mang đủ đồ ăn trong nhiều tháng. Họ đã đào sâu [công sự]. "Chúng tôi buộc phải phá hủy thành phố để cứu lấy nó”, một viên sĩ quan đã nói trong một tuyên bố giờ đã thành nổi tiếng???

Khi việc giải phóng lên đến hàng tuần, các chỉ huy Mỹ đã tăng cường áp lực để giành lại thành phố. Họ đã quyết định làm bất cứ điều gì và điều đó dẫn đến hỏa lực khủng khiếp đã được sử dụng. Pháo hải quân cỡ lớn 8 inch [khoảng 200mm] và lựu pháo 155mm đã giáng xuống thành phố từ cách đó nhiều dặm. Chúng tôi có thể nghe thấy tiếng vỏ đạn văng khỏi nòng; nghe tiếng rít trên đầu, rồi im lặng; và sau đó đếm một, hai... mười giây trước khi vụ nổ chói tai vang xa cả dặm ở phía bên kia. Họ sử dụng súng cối và rocket, bom 750 pound [khoảng 340kg] và napalm. Lần đầu tiên trong thành phố, thủy quân lục chiến phải sử dụng Ontos, một chiếc xe bánh xích nhỏ với sáu nòng súng không giật 106mm. Bắn theo thứ tự, sáu nòng súng này có thể đánh sập tòa nhà 2 tầng.
--
MỘT SINH VIÊN NÓI TIẾNG ANH từ Đại học Sài Gòn về Huế trong dịp Tết, nói nhiều sinh viên của Đại học Huế đã hỗ trợ MTGPDT. Le Nu Buu nhấn mạnh "Tôi biết nhiều sinh viên Mỹ cũng chống lại chiến tranh." Trinh Tien Khanh là sinh viên Đại học Huế. Nhà của anh đã bị phá hủy và anh chỉ còn bộ quần áo khi quay lại . Anh nói, "Một số khoa ở đây, về văn khoa và luật, có ý nghĩ tốt về VC. Họ và các sinh viên đã hỗ trợ [MTGPDT]." Anh nghĩ rằng việc phá huỷ Huế sẽ làm cho nhiều người hơn nữa quay sang phía MTGPDT.

Vo Lien, cũng là một sinh viên Huế, cho biết nhiều người đã chết vì đói trong cuộc tấn công. Anh tin rằng sinh viên và giảng viên Khoa Y cũng đã tham gia với MTGPDT.

Một người dân Huế cho biết: "Người Bắc Việt không đốt nhà và giết người, người Mỹ và quân lực VNCH đã làm như vậy. Rõ ràng rằng hỏa lực của Hoa Kỳ đã phá hủy thành phố. MTGPDT đã có thành phố và cẩn thận không để làm hư hại nó. Họ đã di tản các cư dân từ các khu vực mà người Mỹ có thể tấn công. Điều này giải thích cho số lượng thương vong tương đối thấp, khi so sánh với thiệt hại vật chất khủng khiếp.
-----
Không phải một người Cộng sản hay một người Việt đã viết bài báo này mà là một người Mỹ, một nhà báo!

Có lẽ đọc qua bản dịch của mặt báo này bạn đọc đã nhận thấy sự thật "Ai là kẻ đã bức tử Huế vào Mậu Thân 1968"!!!
-----
Nguồn ảnh: 
https://digital.bentley.umich.edu/mi…/mdp.39015071754001/582
Nguồn dịch:
Page Tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam (Viet Nam War)