Hãy nhìn cho rõ để hiểu cho đúng

 

Có người nói “Con người chỉ sáng tạo khi có tự do” và cho rằng VN gần 100 triệu dân chẳng có cái sáng tạo nào được thế giới ghi nhận để chứng minh, con người VN trong chế độ CS xem ra chưa thoát cảnh nô lệ… Chưa hẳn người Việt không giỏi nhưng dưới sự cai trị của ĐCS thì VN không thể có được sự sáng tạo…

Những nhận định đó là không khách quan và hòan toàn sai sự thật, bởi vì nhìn vào thực tế VN những năm trở lại đây thì rất nhiều sáng kiến của người Việt được ứng dụng thành công và đem lại lợi ích to lớn trong các lĩnh vực KHXH.

Trong quá trình đấu tranh và xây dựng đất nước, Nhà nước VN có nhiều chủ trương về phát triển KTXH, KHCN, trong đó phát động thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật; các chính sách trọng dụng người tài, người có trách nhiệm, có tấm lòng cao cả vì sự phát triển của đất nước, đã xuất hiện nhiều nhà khoa học, nhiều trí thức và người dân đã có những nghiên cứu, phát minh, sáng chế và nhiều công trình khoa học có chất lượng và giá trị cao được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn sản xuất và đời sống.

Nhiều công trình, nhà khoa học được thế giới công nhận, trong đó lĩnh vực khoa học tự nhiên, các ngành khoa học cơ bản, khoa học công nghệ liên ngành, khoa học mới tiếp tục phát triển, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của nền kinh tế. VN đã tiệm cận trình độ các nước trong khu vực về công nghệ nano, tế bào gốc, giải mã gen cây trồng, vật nuôi và giải mã bộ gen người. Các kết quả nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đã đóng góp tới 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp.

VN trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về năng suất và sản lượng xuất khẩu lúa gạo, hạt tiêu, hạt điều, cao su, hải sản...

Trong lĩnh vực xây dựng, nhờ khoa học và công nghệ, VN đã tự lực xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La lớn nhất Đông Nam Á; làm chủ công nghệ tiên tiến trong thiết kế, thi công các công trình giao thông, xây dựng có trình độ công nghệ cao…

Thị trường viễn thông VN đã được xếp thứ hạng cao về cả quy mô và tốc độ phát triển trên 3 lĩnh vực: cố định, di động và Internet. VN đã đưa lên quỹ đạo các vệ tinh viễn thông Vinasat1 và Vinasat2, vệ tinh viễn thám VNREDSAT và đã chế tạo thành công vệ tinh Pico và Micro Dragon.

Nghiên cứu khoa học trong y học cũng đạt nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật nhất là đã thành công trong lĩnh vực ghép tạng và đa tạng trên người, dẫn đầu khu vực về phẫu thuật nội soi, giải trình tự gen; đã làm chủ quy trình phân lập, bảo quản tế bào gốc… trong đó phải kể đến Giáo sư viện sĩ Tôn Thất Tùng ngay từ những năm 1965 đã thực hiện ghép gan, ghép tim thực nghiệm thành công, ông là “người cha”, là vị “tổ sư” của phương pháp cắt gan có quy phạm, được thế giới trân trọng. Cuốn Phẫu thuật cắt gan của ông được xuất bản ở Pháp, ở Nga, được đưa vào Bách khoa thư Nội thương - Phẫu thuật của Pháp và Mỹ. Tiến sĩ Phạm Toàn Thắng đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ và nể phục khi sản xuất thành công tế bào gốc từ màng cuống rốn; phương pháp tách tế bào da từ mang dây rốn giúp chữa lành các vết thương về da do bỏng, tiểu đường, loét do phóng xạ, thậm chí là chăm sóc sắc đẹp, được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới.VN cũng là quốc gia nghiên cứu, sản xuất được nhiều loại vắc xin phòng các bệnh hiểm nghèo và tiêm chủng mở rộng, như: vaccine lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, viêm gan B, viêm gan A, viêm não Nhật Bản B, tả, thương hàn, tiêu chảy do Rota virus và vắc xin sởi-rubella.

Rồi các lĩnh vực văn hóa, du lịch, nhiều công trình nổi tiếng thế giới đã được xây dựng, thu hút hàng chục triệu khách quốc tế tới mỗi năm như ở Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh,…

Vì vậy nhận định của người nào đó là vô căn cứ, hoàn toàn sai sự thật, nói lấy được.

Trên thực tế đâu phải Đảng, nhà nước không nhận ra mà nhận thức, đánh giá rất rõ rằng: hiện nay khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của VN còn có mặt hạn chế, bất cập; còn ít hoạt động đổi mới sáng tạo và nghiên cứu và phát triển trong khu vực kinh doanh. Các trường đại học thiên về đào tạo hơn nghiên cứu, nếu có nghiên cứu thì tính ứng dụng chưa cao. Song không thể lấy những hạn chế đó mà làm lu mờ những thành tựu mà VN đã đạt được trong nhiều thập kỷ qua. Và càng không thể chấp nhận kiểu quy chụp của tác giả theo kiểu “cố đấm ăn xôi”. Kiểu viện dẫn của họ là cố tình quy chụp, thêm thắt những thông tin không đúng thực tế để cố gắng chứng minh cho lý lẽ của mình hòng lôi kéo mọi người tin theo, nghe theo mình, để nghi ngờ, mất niềm tin vào Đảng, nhà nước, rồi kích động mọi người gây rối, phá vỡ an ninh trật tự xã hội làm ảnh hưởng đến người dân.

Vũ Ngọc Hân