ĐÂU LÀ TRUYỀN THÔNG “SẠCH”

Mỗi lần nhắc đến những từ như: “Giáo dục bẩn”, “Y tế bẩn” hay “Truyền thông bẩn” người ta liên tưởng đến những phát ngôn bất hủ của một “nhân vật công chúng” - bà Nguyễn Thị Thùy tại Hương Vân, Hương Trà. Tự xưng là một phóng viên “tự do” cùng với một chiếc smartphone, bà Thùy đã làm náo loạn , cho là “kêu oan” tại một số cơ quan Nhà nước và chia sẻ cho chúng ta nhiều thông tin “bẩn”.

Vậy đâu là truyền thông “sạch”? Phải chăng phải lộ mặt ra để livestream trên mạng xã hội rồi tự cho đó là hành động “đấu tranh vì dân chủ” hay những phát ngôn hùng hồn: “Những gì nói ra trên đây chúng tôi đều chịu trách nhiệm”, “trước giải phóng Sài Gòn có 3 bệnh viện cho 1,3 triệu dân nhưng hiện nay Sài Gòn 13 triệu dân nhưng cũng chỉ có 3 bệnh viện”, “Mỹ sang Việt Nam không lấy một hạt cát đem về nước”... Thoạt nghe qua ai cũng phì cười về “truyền thông sạch” của bà Thùy, đến trẻ con cũng biết ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện có bao nhiêu bệnh viện, bao nhiêu trạm y tế cộng đồng; dân tộc Việt Nam đều biết Mỹ xâm lược Việt Nam vì mục đích gì, không cần Thùy phải nhắc đến và gần đây nhất là livestream của bà Thùy khi bị Công an mời làm việc, trong đoạn đó tôi nghe một câu rất đanh thép “Facebook tôi đang bị hack” trong khi hôm trước mới livestream xong và trái ngược với tuyên bố “Những gì nói ra trên đây chúng tôi đều chịu trách nhiệm” vừa bô bô trên mạng xã hội. Điều này thể hiện sự vô trách nhiệm, sự gian dối trong việc đưa tin và chà đạp danh dự của một người luôn tự xưng “dám làm dám chịu” và “không sợ ai”. bà Thùy hãy chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nguyễn Thị Thùy sẽ lu loa rằng công dân Việt Nam có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và bản thân đang thực hiện quyền của mình, xin thưa từ trước đến nay quyền lợi luôn đi với nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân phải tuân thủ luật pháp, tự do ngôn luận không có nghĩa là tự do phỉ báng, xúc phạm danh dự tổ chức, cá nhân. Mọi hoạt động của công dân đặc biệt là hoạt động phát ngôn hay báo chí đều chịu sự quản lý của pháp luật, điều này không chỉ ở Việt Nam mà các nước khác cũng áp dụng điển hình như Mỹ (điều 2385 Chương 115 BLHS Mỹ).

Từ các dẫn chứng trên liệu ta còn thấy thông tin của bà Thùy có giúp được gì cho chúng ta hay không? Phản ánh tình hình hay phá đám, làm phức tạp tình hình? Liệu ta có tìm thấy cái “sạch” trong những thông tin hỗn tạp, đầy tư lợi mà bà Thùy đã đăng?

MINH KHÁNH