CON CÓ LỖI VỚI MẸ

Tình cờ đọc bài thơ  “Thưa mẹ Việt nam”của Nguyễn Thị Tịnh Thi trên mạng xã hội tôi có cảm giác buồn nhiều hơn vui. Buồn cho một con người,buồn cho nỗi niềm với người cầm bút nhưng tâm hồn chưa thuận,chưa hiểu thấu đáo mà lại nói chuyện đời,chuyện xã hội, về lịch sử….Tôi không có được diễm phúc được học hành cao siêu như Tịnh Thi, nhưng cũng không đến nỗi không biết nhận thức thế nào là lẽ phải,là thực tế. Xin mạn đàm đôi lời…..

1.Truyền thuyết mẹ Âu Cơ là một huyền thoại đẹp về cội nguồn con cháu người Việt. Từ thời xa xưa,khi đất nước còn chật hẹp bó gọn xung quanh vùng đất Phong châu. Với địa hình vùng trung du lấy đâu ra đất đai nhiều cho sản xuất lúa nước. Lạc Long và Âu cơ phải chia đôi những người con để lên rừng xuống bể kiếm kế sinh nhai. Âu cũng là đi tìm sự sống tốt nhất.Một trăm người con và Lạc Long, Âu Cơ đâu có muốn chia lìa,lại càng không muốn cách trở nhớ thương. Họ vẫn là ruột thị, là một đại gia đình. Tịnh Thi so sánh thời kỳ đó với bây giờ đâu phải như vậy,nghe mà khập khiễng. Dẫu có thể muốn lấy tích xưa để nói nay ,nhưng kiểu ví đó người ta biết ngay ý đồ của tác giả muốn nói cái gì. Biết rằng với tư cách là một giảng viên dạy văn học ở một trường đại học lớn cô giáo Thi chắc hẳn phải biết và hiểu rất rõ lịch sử Việt Nam thời hiện đại,ít nhất cũng từ 1945 đến nay. Việt Nam từ thế thứ 16 đến nay liền một dải như đang hiện có và từ chế độ quân chủ đến thời đại ngày nay đều có người làm chủ,một đất nước có chủ quyền. Việt nam không xâm lược ai,nhưng với thế địa chính trị quan trọng nên hơn nửa thế kỷ không khi nào yên tiếng súng của quân xâm lược. Vậy thì khi nói “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” là chỉ quân xâm lược bên ngoài hay nói về người Việt đồng lòng cầm súng để chiến đấu hay muốn ám chỉ về nội chiến của người trong một nước? Nếu không nhầm thì Tịnh Thi coi đây như một cuộc nội chiến để gành quyền lãnh đạo, giành quyền làm chủ đất nước. Chúng ta đấu tranh để giành lại tự do cho chính mình,không mang súng đạn sang bên kia Tây bán cầu,lại càng không tự bắn giết lẫn nhau vô lối.

2. Từ 1954 đất nước tạm chia thành 2 miền, mà ta quen gọi là miền Nam miền Bắc, Sông Bến hải trở thành giới tuyến tạm thời. Ở miền Nam nối chân Pháp,Mỹ đã dựng lên một chế độ mới phục vụ cho ý đồ của chúng. Dân tộc Việt nam không chấp nhận chia cắt lại một lần nữa cầm súng để giành lại non sông.Những người trong vùng địch kiểm soát bị bắt đi lính làm bia đỡ đạn cho Mỹ, đa phần cả dân tộc đã cầm súng chống xâm lược bất kể người miền Nam hay miền Bắc. Gần đây có kẻ còn nói đó như là một cuộc nội chiến giành quyền kiểm soát của các thế lực muốn cầm quyền (có thể họ cũng suy diễn như Tịnh Thi). Nói như vậy sẽ khơi lên nỗi oán hờn của những người đã ngã xuống khi buộc phải cầm súng cho Mỹ Ngụy. Họ đâu có lý tưởng đó, đâu có muốn chết oan khi phải chĩa súng bắn bắn lại đồng bào của mình. Và phía ngược lại cũng vậy,nhưng tác giả lại gán cho họ :

              Nên đứa nào cũng súng gầm hằn học

              Trút xuống đầu nhau vô số tai ương.

Thực tế của 9 năm chống quân Pháp, 21 năm chống Mỹ với những người đi qua 2 cuộc chiến mới thấu hiểu điều đó. Tịnh Thi sống trong nhung lụa,không biết đạn bom,không ngửi được mùi thuốc súng thì khó mà cất lên được tiếng nói cho đúng nghĩa của nó. Vậy nhưng cô đã miên man suy tưởng theo lối ăn theo nói dọi với những kẻ lẻo miệng ,thiếu thiện cảm. Liệu có nên như vậy chăng?

3. Lịch sử ngày 30 tháng 4 của năm 1975 đã đi vào huyền thoại. Không phải chỉ người Việt tự ca ngợi mình mà đã được cả Thế giới công nhận và xem đây như một trong 3 sự kiện chiến tranh có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20. Ai là người chiến thắng, ai là kẻ bại trận đến bây giờ có thể nói ra không cần phải suy diễn. Người thắng cuộc người ta gọi là chiến thắng chứ có thế dùng từ nào khác nữa đây. Thế mà Tịnh Thi lại cho là: “giải phóng quê hương” đồng nghĩa với “ngày Quốc hận”. ậy thử hỏi Tịnh Thi ai nói đúng? Chẳng lẽ người ta lại gọi ngày giải phóng làngày sụp đổ hay sao? Còn ai dùng từ Quốc hận có lẽ đến nay chỉ còn một vài người đang núp bóng ở ngoại quốc mà thôi. Và còn ai nữa “Chỉ chực chờ đổ lỗi cho nhau”. Đổ lỗi cái gì khi mà chính những kẻ xâm lược đã thừa nhận : Thất bại ở Việt nam là thất bại lớn nhất của nước Mỹ. Bởi vì như Cựu Tổng thống Binclinton đã từng nói : Chúng ta chưa hiểu hết lịch sử của Việt Nam! Xâm lược hay đụng đến Việt nam từ xưa đến nay đã có kẻ thù nào được bình yên ngắm hoa hồng , uống rượu trên mảnh đất chữ S này. Quốc hận phải là tiếng nói của cả 1 dân tộc chứ không thể của một số người. Họ hận vì quyền lợi bị đánh đổ quá nhanh và mất mát quá lớn….

4.Ai đang “ngoáy vào vết thương lịch sử”. Liệu rồi xem lại ai đó đang ngoáy vào vết thương đang liền da? Nhắc lại lịch sử để suy nghẫm ,tự hào hay rút ra bài học chứ không phải chỉ nêu ra để rồi phản bác,phủ nhận,phán xét theo chủ quan của mình. Tịnh Thi chưa đủ thấu hiểu,chưa được trải nghiệm và chỉ mới nhìn được 1 chiều thì cũng đừng vội bình luận, dạy bảo người khác qua những vần thơ của mình. Gọi Mẹ Việt nam theo kiểu của Tịnh Thi là tiếng gọi vô cảm,thiếu lòng tin,thiếu hẳn lý trí. Nói cách khác tiếng gọi đó theo kiểu “té nước theo mưa”, a dua đám động. Có lẽ con phải xin lỗi mẹ Việt nam vì con đâu có tình thương thực lòng với mẹ.

Xin có đôi lời với cô giảng viên sư phạm,mong cô suy ngẫm. Đừng để trò phải phê phán và lên án với cô. Mất hay,mất mặt.

 Người Huế,5-2018