Bàn về cái đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của cựu sinh viên khoa Lịch sử ĐH KH Huế Nguyễn Văn Nghệ.

Hòa chung không khí của những ngày tháng Ba lịch sử, Đại học Huế và Đại học Khoa học Huế long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập và phát triển (1957 - 2017), tôi và những cựu sinh viên từng được vinh dự ngồi dưới mái trường Đại học Khoa học Huế cùng nhau tề tựu chung vui, tự hào với sự xây dựng, phát triển của nhà trường.

Tuy nhiên, thật đáng buồn thay khi ở đâu đó vẫn có những cá nhân tự vỗ ngực, xưng danh mình là cựu sinh viên trường Đại học Khoa học Huế nhưng lại có những nhận thức mơ hồ, lệch lạc và phát ngôn sai sự thật về một ngôi trường có bề dày lịch sử 60 năm xây dựng và phát triển. “Lừa dối là bản chất của chế độ Cộng sản: Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Viện Đại học Huế: Suy ngẫm về đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - bài viết được đính kèm tên tác giả Nguyễn Văn Nghệ - cựu sinh viên K19 Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Huế. Tôi chưa có điều kiện để được gặp, trao đổi với ông Nghệ nhưng thông qua những nội dung trong bài viết trên tôi thấy được cái nhìn hạn hẹp, phiếm diệm, chủ nghĩa cá nhân của ông Nghệ.

Theo như trong kỷ yếu yếu “Đại học Huế: 60 năm xây dựng và phát triển (1957 - 2017)” do PGS, TS Lê Cung chủ biên (từ trang 19 đến trang 25) đã nói rất rõ bối cảnh lịch sử của việc ra đời Viện Đại học Huế, trích dẫn những nguồn tài liệu quý để dẫn chứng, cả cuốn hồi ký của LM Cao Văn Luận. Trong tập san của trường Đại học Khoa Học Huế, thầy Hoàng Văn Hiển - Hiệu trưởng cũng đã một lần nữa khẳng định trong những năm đầu hình thành phát triển của Viện Đại học Huế đã góp phần xây dựng nền móng cho sự phát triển của trường. Với những dẫn chứng cụ thể trên có thể đánh giá Đại học Huế, Đại học Khoa học Huế không bao giờ phủ nhận, sổ toẹt hết công lao của những nhân vật đó. Có hay không Nguyễn Văn Nghệ đã tự vả vào mặt mình và nói chính mình mới là kẻ không giữ được đạo lý làm người “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, chính mình là
kẻ “ăn cháo đá bát”.

 

Vậy, đằng sau những thông tin sai sự thật thì mục đích hướng đến của Nguyễn Văn Nghệ là gì? Hạ uy tín của đội ngũ cán bộ nhà trường hay lấy cớ đó để đả kích Đảng và Nhà nước? Có lẽ khi đọc vào tiêu đề chính của bài viết, chúng ta có thể thấy được mục đích thật sự của Nguyễn Văn Nghệ, thấy được tư tưởng phản động, chống phá hệ tư tưởng, con đường đi lên CNXH mà toàn dân tộc Việt Nam đã lựa chọn. Nhà văn, Anh hùng lao động Liên Xô Rasul gamzatovich Gamzatov từng nói:“Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác”, có lẽ Nguyễn Văn Nghệ đang từng giờ, từng ngày nhận được những viên đại bác của quá khứ bắn vào cuộc sống của mình, đã tự dấn thân mình vào một “môi trường” của sự giả dối. Và tôi xin nhường lại những bình luận của các cựu sinh viên Đại học Khoa học Huế, họ chính là ban giám khảo khách quan nhất về đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - đạo lý chủ chốt trong một môi trường giáo dục như Đại học Khoa học Huế.

   Thanh Hà